Ấn tín tòa giải tội không thể vi phạm, bất chấp luật dân sự
Trong một Tuyên bố được công bố hôm thứ Hai, 1/7/2019, Vatican tái khẳng định sự bất khả xâm phạm với Ấn tín tòa Giải Tội, khi nói rằng nếu bất kỳ những nỗ lực chính trị hoặc lập pháp nào buộc các linh mục phải tiết lộ những gì mà hối nhân đã xưng thú trong tòa giải tội là một vi phạm quyền tự do tôn giáo.
Hôm Thứ Hai, Thánh Bộ Xá Giải đã ban hành “Tuyên bố về tầm quan trọng của tòa trong và sự bất khả xâm phạm đối với Ấn tín Bí tích”.
Ngày 21/6/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận cho việc ban hành “Tuyên Bố” – được xuất bản bằng tiếng Ý, tán thành quyền bất khả xâm phạm của Ấn tín Xưng tội, nghĩa là các linh mục không thể nào bị ép buộc để tiết lộ những gì mà các ngài biết được trong Bí tích Hòa Giải.
Tuyên Bố viết “Bí mật bất khả xâm phạm của Xưng tội xuất phát trực tiếp từ luật thiêng liêng được mặc khải và bắt nguồn từ chính bản chất của bí tích, đến mức thừa nhận rằng không có ngoại lệ nào trong Giáo hội, thậm chí it hơn, trong phạm vi dân sự. Trong thực tế, khi cử hành Bí tích Hòa Giải, chính bản chất của Kitô giáo và của Giáo hội được gói gọn : Con Thiên Chúa đã trở thành con người để cứu độ chúng ta, và Ngài đã đòi hỏi Giáo hội, như là một “khí cụ cần thiết” cho công trình cứu độ này, và trong Giáo hội, những người được Ngài tuyển chọn, kêu gọi và được ủy nhiệm như là những thừa tác viên của Ngài”.
Vi phạm tự do tôn giáo
Tuyên Bố viết tiếp, bất kỳ áp lực chính trị hay lập pháp nào cho mình có quyền trên ấn tín bí tích này, sẽ là “một sự xúc phạm không thể chấp nhận được” chống lại tự do của Giáo hội, tự do đến từ Thiên Chúa, chứ không phải đến từ các tổ chức của con người, và sẽ trở thành “một sự vi phạm tự do quyền tự do tôn giáo”. “ Sự vi phạm Ấn tín sẽ sánh như một sự vi phạm với người đáng thương, nằm phía bên trong tội nhân”.
Do đó, các linh mục phải bảo vệ Ấn tín của việc Xưng tội thậm chí phải bảo vệ đến mức phải đổ máu, như là một hành động trung thành với hối nhân và cũng là một nhân chứng – tử đạo -cho ơn cứu độ duy nhất và phổ quát của Chúa Kitô và Giáo hội.
Truyền thông điên cuồng
Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Án Tòa Ân Giải Tối Cao, đã ký Thông Báo này cùng với Đức Ông Krxysztof Nykiel, Phó Chánh Án, đã ban hành một tuyên bố để giải thích nội dung của Tuyên bố.
Đức Hồng Y nói rằng Tuyên Bố này xuất hiện là để đáp trả lại bản chất trung tâm truyền thông của xã hội hiện đại, thứ mà ngày càng đưa ra bên ngoài những câu chuyện hơn là thẩm tra, xác minh những sự thật. “Mọi thứ ngày nay nằm ở trong tầm nhìn, mọi thứ phải được biết đến.”
Đức Hồng Y lưu ý rằng, gần đây Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Tòa trong là một tòa trong và không thể đi lọt ‘ra ngoài’…Sẽ là một tội chống lại nhân phẩm của con người, khi mà họ tin tưởng vào các linh mục, và là người bày tỏ tình trạng của họ để cầu xin sự tha thứ”.
“Định kiến tiêu cực”
Bản tuyên bố cũng tranh luận về một “định kiến tiêu cực” “đáng lo ngại” trong xã hội chống lại Giáo hội Công Giáo. Trong một phỏng vấn với Đài Vatican, Đức Hồng y Piacenza đã nói có “một sự giả vờ vô lý rằng, theo một cách nào đó, Giáo hội phải làm cho hệ thống pháp lý của Giáo hội phù hợp theo luật dân dự của mỗi quốc gia nơi mà Giáo hội hoạt động…Chúng ta phải làm việc với [Quốc gia], trong mọi việc đó, nhưng không phải là tòa bí tích.”
Đức Hồng y Piacenza nói rằng, mục tiêu của việc ban hành tuyên bố là “truyền dẫn niềm tin cậy lớn lao hơn, đặc biệt trong những thời khắc này, khi mà những hối nhân đến xưng thú tội của chính mình…và cuối cùng là để đưa dẫn đến lý do của sự hy sinh của Chúa Kitô, Đấng đã đến để giải thoát, xóa đi tội lỗi của thế giới.”
Chuyển dịch: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Nguồn: https://www.vaticannews.va